$725
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bayvienngocrong tieng viet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bayvienngocrong tieng viet.Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học phát hiện thêm tác dụng tuyệt vời của 'bữa cơm có cá'; 4 triệu chứng tưởng không liên quan nhưng lại là viêm khớp; Chuyên gia lưu ý việc chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường...Tiểu đường là một rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có da. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số biểu hiện bất thường trên da.Những bất thường này có thể là chỉ dấu để nhận biết tiểu đường. Khi đó, người mắc cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, từ đó ngăn ngừa biến chứng.Những dấu hiệu sau trên da có thể là lời cảnh báo của tiểu đường.Đốm trên cẳng chân. Những người bị tiểu đường thường có các đốm ở chân. Tình trạng này gọi là bệnh da do tiểu đường. Người bệnh sẽ xuất hiện các đốm tròn hay hình bầu dục, có màu nâu hay nâu đỏ, thường xuất hiện trên cẳng chân. Các đốm này không gây hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo cần kiểm tra tiểu đường.Mảng da sẫm màu hơn. Một dấu hiệu khác cảnh báo tiểu đường là da xuất hiện những mảng hay dải da sẫm màu và mịn. Những vị trí thường gặp nhất là trên cổ, nách và bẹn. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp. Nhưng bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng tiềm ẩn mà người mắc thường bỏ qua vì nghĩ không liên quan đến viêm khớp.Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Mệt mỏi dai dẳng. Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân. Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của cá đối với sức khỏe.Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé! ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bayvienngocrong tieng viet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bayvienngocrong tieng viet.Ngày 13.2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng; giải quyết vướng mắc tại các dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai nói riêng như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và tổng thể các dự án trọng điểm ở miền Nam nói chung.Báo cáo với phó thủ tướng, ông Nguyễn Tiến Việt, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nói dự án sân bay Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ nên nhu cầu về đá xây dựng để thi công trong 2025 là rất lớn. "Cụ thể, dự án sân bay Long Thành cần hơn 7 triệu m3 đá, hiện chỉ mới đưa vào sử dụng hơn 2 triệu m3.Từ nay đến cuối 2025 cần gần 5 triệu m3, nhưng hiện các mỏ đá ở Đồng Nai chưa đáp ứng được nhu cầu", ông Việt trình bày.Vì vậy, ACV đề nghị tỉnh Đồng Nai tăng công suất, tăng năng lực khai thác tại các mỏ trên địa bàn. Đồng thời cho phép phương tiện vận chuyển được hoạt động xuyên đêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công. "Tới đây mỗi ngày phải có khoảng 2.000 chuyến xe chở vật liệu ra vào công trường mới đáp ứng đủ nhu cầu thi công các gói thầu tại sân bay Long Thành", ông Việt cho hay.Về phía Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn thông tin thêm hiện khu vực phía Nam đang triển khai 15 dự án giao thông trọng điểm, tổng nhu cầu đá xây dựng hơn 21 triệu m3. Theo ông Lê Anh Tuấn, Đồng Nai được xem là "thủ phủ" khai thác đá của cả nước với 32 mỏ đã được cấp phép, tổng trữ lượng gần 400 triệu m3. Trung bình mỗi năm tỉnh có thể khai thác 22 triệu m3 đá. Tuy nhiên hiện các mỏ đá trên địa bàn Đồng Nai không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nói rằng vấn đề gia hạn, điều chỉnh giấy phép và cấp phép khai thác đá đang gặp một số khó khăn vướng mắc. Vừa qua, Đồng Nai đã làm việc với Bộ TN-MT, chủ mỏ đá, chủ đầu tư các dự án; qua đó thống nhất sẽ thành lập 2 tổ nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý về gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ và điều phối, phân bổ đá xây dựng phục vụ các dự án. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: "Những vướng mắc về khai thác đá sẽ được xử lý trong những ngày tới, đảm bảo nguồn cung vật liệu phục vụ dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Nai và khu vực phía nam".Kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Đồng Nai cần nhanh chóng thành lập tổ công tác xử lý vấn đề liên quan đến đá xây dựng. Trong tháng 2 này phải hoàn thành thủ tục, hồ sơ gia hạn khai thác, nâng công suất mỏ, điều phối đá cho các dự án. Các đơn vị liên quan cần lập tức xử lý phần việc được giao, không được đùn đẩy trách nhiệm.Theo phó thủ tướng, thời gian tới, số lượng phương tiện vận chuyển vật liệu lưu thông trên các tuyến đường tại Đồng Nai sẽ rất lớn, do đó tỉnh cần bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn, thông suốt. Phó thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư các dự án là xác định rõ khối lượng đá phục vụ thi công và chịu trách nhiệm về con số đưa ra. ️
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu. ️
Mục tiêu của ngân hàng là tái định vị và nâng tầm thương hiệu LPBank trong giai đoạn phát triển mới, hướng tới phục vụ khách hàng tốt hơn và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.️